Dạy kỹ năng sống mầm non là bước quan trọng nhất giúp hình thành lên nhân cách của bé. Bé có trở thành một đứa trẻ tốt hay không phần nhiều dựa vào việc chúng ta dạy trẻ kỹ năng sống mầm non như thế nào. Vậy nhưng khi nào cha mẹ nên dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ.
1. Bắt đầu từ 2 tuổi
Khi trẻ được 2 tuổi, trẻ bắt đầu có thể nhận thức được các vấn đề xung quanh bé. Giai đoạn này bạn có thể bắt đầu áp dụng việc dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc dạy trẻ các kỹ năng tự chăm sóc bản thân như dạy trẻ tự mình xúc cơm ăn, tự chơi, tự lấy nước uống và thay quần áo khi thấy quần áo bị bẩn….
Nhiều đứa trẻ do không được dạy đúng kỹ năng sống mầm non dành cho trẻ 2 tuổi, dẫn đến việc trẻ phát triển chậm hơn những đứa trẻ khác, khi những đứa trẻ này được đưa tới nhà trẻ, trẻ hầu như không thể tự mình làm được một số việc cá nhân như tự ăn, uống. Điều này không những gây khó khăn cho các bé mà còn gây khó khăn cho những người giữ trẻ, vì họ không thể dành toàn thời gian vào việc xúc đồ ăn cho bé hay dạy bé tự làm một số thứ.
Vì vậy việc dạy bé tự mình chăm sóc bản thân là rất quan trọng. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên dạy con ý thức được về việc giữ gìn vệ sinh qua việc dạy trẻ ném rác vào thùng rác…
>>> Xem thêm: Trường mầm non quốc tế quận 1 cho trẻ
2. Trẻ từ 3-5 tuổi
Trẻ ở giai đoạn này bạn nên bắt đầu áp dụng các kỹ năng sống mầm non sau đây:
a. Tính gọn gàng ngăn nắp
Khi trẻ ở giai đoạn từ 3-5 tuổi, bé có thể bắt đầu biết làm một số việc vặt trong nhà. Bạn nên bắt đầu bằng việc dạy trẻ có tính gọn gàng ngăn nắp. Đây cũng là một trong những kỹ năng tốt rất cần thiết để dạy cho bé. Để hình thành tính ngăn nắp cho bé, bạn cũng nên làm gương cho bé trước qua việc luôn sắp xếp mọi đồ đạc trong nhà một cách gọn gàng. Đồng thời thường xuyên yêu cầu bé tự mình dọn dẹp đồ chơi để vào đúng nơi quy định sau khi chơi xong.
b. Lễ phép với người lớn
Việc dạy trẻ lễ phép người lớn, giúp bé hình thành trong mình nhân cách tốt, biết nghe lời người lớn và được mọi người xung quanh yêu mến. Đồng thời việc dạy cho trẻ kỹ năng lễ phép với người lớn cũng giúp trẻ trở lên tự tin hơn trong việc tiếp xúc với người lạ. Trẻ cũng dễ dàng hòa nhập được với thế giới bên ngoài hơn.
Bạn nên bắt đầu bằng việc chào người lớn làm mẫu cho bé trước, sau đó kêu bé chào theo mình. Dần dần việc chào hỏi người lớn sẽ trở thành một thói quen trong bé. Giúp bé hiểu ra rằng việc lễ phép với người lớn là cần thiết.
c. Làm một số việc vặt trong nhà
Từ 3 tuổi trở đi, trẻ có thể biết làm một số việc vặt trong nhà rồi. Giai đoạn này bạn có thể hướng dẫn trẻ làm một số việc vặt trong nhà như phụ giúp mẹ nhặt rau, bỏ đồ vào máy giặt, tự xếp quần áo của mình… Việc dạy trẻ phụ giúp bạn làm một số việc vặt trong nhà cũng giúp bạn giảm bớt gánh nặng trong việc làm việc nhà, đồng thời rèn luyện cho bé khả năng tự lập, biết yêu lao động.
Bạn cũng có thể rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho bé thông qua việc phân công công việc cho mọi thành viên trong gia đình. Nhờ vậy bé có thể hiểu ra việc bản thân cần phải có trách nhiệm trong việc hoàn thành công việc của mình.
d. Tính trung thực
Trẻ còn quá nhỏ để biết thế nào là đúng thế nào là sai. Vì vậy trong giai đoạn này bạn cần chú ý dạy kỹ năng sống mầm non luôn luôn trung thực với mọi người xung quanh. Để dạy trẻ luôn nói thật, bạn cần khuyến khích bé luôn nói ra suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó bạn cũng không nên nói dối trước mặt bé. Bạn cũng cần chỉ ra cho bé rằng nói dối là xấu là không nên.
3. Kỹ năng sống mầm non cho trẻ 6 tuổi
Trong độ tuổi giữa 5 và 6 tuổi, trẻ bắt đầu đi học trường tiểu học. Đây là giai đoạn cuối trong việc dạy trẻ kỹ năng sống mầm non. Ở giai đoạn này bạn cần phải chuẩn bị tốt cho bé hành trang giúp bé tự tin bước vào bậc tiểu học, làm quen với môi trường mới.
Nhiều đứa trẻ do chưa được chuẩn bị tốt hành trang sống trong giai đoạn này, dẫn đến việc các bé trở lên nhút nhát, sợ hãi, tỏ ra khó hòa nhập đối với môi trường mới thậm chí là trầm cảm. Môi trường tiểu học khác với môi trường học ở trường mầm non. Ở đây bé sẽ không còn được quan tam nhiều như ở trường mầm non. Ngoài ra, ở trường tiểu học, trẻ bắt đầu được làm quen với những môn học khác nhau, bắt đầu phải làm bài tập về nhà,… Điều này khiến nhiều trẻ cảm thấy áp lực khi không còn được vui chơi nhiều như trước nữa.
Để chuẩn bị tốt cho giai đoạn chuyển cấp này, khi mới bắt đầu bạn nên giới thiệu cho trẻ biết một số điều cơ bản về trường học, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập cho bé. Đặc biệt, vào ngày đầu tiên bé đến trường, cha mẹ nhất định phải dành thời gian đưa bé tới trường để giúp bé đỡ cảm thấy sợ hãi, lạ lẫm với môi trường mới hơn.
>>Tham khảo thêm về cách dạy trẻ kỹ năng sống mầm non tại đây