Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, tình hình kinh tế – xã hội nước ta còn rất nhiều khó khăn. Đất nước vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội; tình hình lao động, việc làm trở thành vấn đề xã hội gay gắt và bức xúc, quan hệ đến từng gia đình, là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của toàn xã hội và mọi người.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới và bằng hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các hình thức kinh tế, các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng một bước yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế – xã hội.
Nhận thức, quan niệm và chủ trương về tạo việc làm trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã được thay đổi theo tư duy mới – Bước ngoặt trong đổi mới về việc làm ở Việt Nam. Quan niệm về việc làm đã được ghi rõ ở Điều 13 chương II Bộ luật Lao động: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Chủ trương về tạo việc làm đã được chỉ rõ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng như sau: "Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật.
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên của Đảng và Nhà nước
Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn "