Image

18/05/2020

Giáo dục

Chương trình học stem mang đến những gì cho các em

Những năm gần đây ở Việt Nam chắc các bạn đã thường xuyên thấy xuất hiện trên các kênh truyền thông mọi người thường xuyên nhắc đến thuật ngữ “STEM”. Cách dùng từ STEM đang trở thành một xu thế (trend). Nhiều trường học, trung tâm giáo dục trên toàn quốc đang triển khai để đưa phương pháp giáo dục STEM vào chương trình đào tạo. Vậy chương trình học STEM là gì? Điểm mạnh của chương trình học STEM?

Chương trình học STEM là gì?

STEM là một cụm từ viết tắt của Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật và Toán Học. Thay vì chỉ dạy từng môn học riêng biệt và rời rạc, STEM tích hợp được kiến thức từ nhiều lĩnh vực, rèn luyện tư duy đa chiều, giúp cho các em hiểu rõ nguồn gốc vấn đề, học cách ứng dụng của các kiến thức tưởng chừng như rất khô khan bằng những giải pháp mắt thấy - tai nghe - tay chạm.

Xu hướng giáo dục STEM trong thời đại 4.0

Hiểu một cách đơn giản là học sinh khi được trang bị kỹ năng về kỹ thuật thì sẽ có khả năng sản xuất ra sản phẩm và hiểu được những quy trình để làm ra nó. Học sinh cần phải có khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào cân bằng những yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) nhằm đạt được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra học sinh còn có khả năng nhận ra được nhu cầu và phản ứng của xã hội trước khi tạo ra sản phẩm kỹ thuật.

Tầm quan trọng của STEM? 

Theo một dự báo từ Cục thống kê lao động ở Hoa Kỳ lực lượng lao động STEM dự kiến sẽ tăng lên 23% trong vòng ba năm tới với tỷ lệ các nghề nghiệp STEM sẽ là: 

  • Khoa học máy tính – 71% 
  • Kỹ thuật truyền thống – 16% 
  • Khoa học vật lý – 7% 
  • Khoa học đời sống – 4% 
  • Toán học – 2% 

Nhu cầu tuyển dụng những công việc liên quan đến STEM không chỉ tăng ở Hoa Kỳ mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Như tại Vương quốc Anh, Học viện Kỹ thuật Hoàng Gia Anh dự báo đến năm 2020 sẽ cần có 100.000 sinh viên chuyên ngành STEM mỗi năm để đáp ứng nhu cầu cho lao động, hay là ở Đức đang thiếu hụt 210.000 công nhân lĩnh vực STEM…

Những điểm mạnh của giáo dục STEM

Chúng ta cần phải khai thác các điểm mạnh của Giáo dục STEM trong dạy học ở nhà trường phổ thông, trong đó sẽ có tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ hay là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; về năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở vật chất ở các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,… Những điểm mạnh của giáo dục STEM mà có thể kể đến: 

Thứ nhất: Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì chỉ dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM sẽ kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, giúp cho học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. 

Giáo dục STEM sẽ giúp phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực để làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao đối với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21. 

chương trình học STEM tại VAS

Thứ hai: Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực để giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh sẽ được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn và cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh cần phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc những môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết được vấn đề đặt ra. 

Thứ ba: Giáo dục STEM sẽ đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò là một nhà phát minh, người học sẽ cần phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách để mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng sao cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.

Trường quốc tế Việt Úc (VAS) cũng là một trong số các trường dân lập đã tích hợp chương trình học STEM vào trong chương trình giảng dạy từ rất sớm. Học sinh tại trường sẽ được tiếp xúc với công nghệ thông tin, khoa học từ cấp tiểu học, đồng thời học cách ứng dụng các kiến thức cơ bản vào cuộc sống thường ngày của các em.

Bài viết liên quan

Chương trình học stem mang đến những gì cho các em

Những năm gần đây ở Việt Nam chắc các bạn đã thường xuyên thấy xuất hiện trên các kênh truyền thông mọi người thường xuyên nhắc đến thuật ngữ “STEM”