18/07/2019
Giáo dục
Giao tiếp tiếng anh: Nỗi sợ không phải của riêng ai
Với xu thế hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh, trở nên vô cùng cấp thiết. Tiếng anh vốn đã được đưa vào chương trình phổ thông từ lâu, là một trong những môn học bắt buộc và đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tiếng Anh đến tận bây giờ vẫn là một trong những môn thi có số lượng điểm thấp nhiều nhất trong tất cả các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, và đáng buồn hơn là giao tiếp tiếng anh vẫn còn là điểm yếu, là nỗi sợ của phần lớn người Việt Nam ngay cả khi đất nước đã hội nhập sâu rộng đến thế. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu, làm sao để thay đổi thực tế “phũ phàng” này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Học, học nữa, học mãi: vẫn một tờ giấy trắng
Học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh, đã trở nên quá quen thuộc với các thế hệ học sinh Việt Nam từ xưa đến nay. Do một số hạn chế về tầm nhìn, nhận thức, cũng như một số vấn đề tầm vĩ mô của nền kinh tế đất nước,… thế nên một thời gian dài thật dài tiếng anh vẫn chỉ được xem là môn học phụ trong tất cả các cấp học tại Việt Nam. Không chỉ vậy, học tiếng Anh còn bị dân ta xem như một cực hình, ai ai cũng sợ tiếng anh, sợ giao tiếp tiếng anh, nói chung là tất tần tật mọi thứ về tiếng anh. Thế nên mới có chuyện học sinh học mười hai năm tiếng anh nhưng không nói nổi một câu cho đúng, hay thậm chí viết thứ ngày tháng vẫn còn sai,… Vậy nguyên nhân nằm ở đâu ?
Có lẽ, điều đầu tiên cần nói tới đó là do định hướng từ gia đình, quan niệm của xã hội lúc trước chưa có thực sự đề cao môn tiếng anh cho lắm, bởi vì phần lớn mọi người vẫn chưa nhìn ra được tương lai phát triển của các ngành liên quan đến ngoại ngữ mà chỉ hướng con cái tập trung vào các môn Toán, Lý, Hóa, hay Văn để thi đỗ các trường đại học hàng đầu. Số lượng học sinh đam mê tiếng Anh cũng thực sự ít và các tài liệu học tiếng anh thì vô cùng quý và hiếm, bên cạnh đó là trình độ, năng lực dạy tiếng anh, đặc biệt là kỹ năng nói, giao tiếp tiếng anh của các giáo viên cũng còn yếu, chương trình, giáo trình tiếng anh được thiết kế nặng về ngữ pháp, chưa khoa học, bài bản,… khiến chất lượng học tiếng anh (vốn đã không được quan tâm đúng mực) trở nên nhàm chán, buồn tẻ, học sinh không tiếp thu được dẫn đến chán nản, sợ học tiếng anh.
Thêm một điểm nữa đến từ bản thân các học sinh cũng không thực sự đam mê và thích môn học tiếng anh này, thường chỉ học đối phó cho có, luôn thường trực tâm lý “môn phụ” nên càng “nhây” hơn với tiếng anh. Tuy nhiên, một lý do có thể nói là sâu xa nhất dẫn đến nỗi sợ vô hình đối với tiếng anh chính là sự mặc cảm do phát âm sai, nghe hiểu kém, sinh viên Việt Nam càng trở nên “trầm” hơn rất nhiều mỗi khi nhắc tới ngoại ngữ. Sự tự ti này cản trở bạn vô cùng trong tương lai. Hãy thử tưởng tượng bạn tham gia phỏng vấn tuyển dụng, vì thiếu tự tin trong giao tiếp, cơ hội trúng tuyển sẽ giảm đi đáng kể. Hay sự thăng tiến trong công việc của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Và quan trọng hơn là, không tự tin và vượt qua mặc cảm, bạn sẽ chẳng thể giỏi tiếng Anh được đâu!
2. Vượt qua thử thách: Không gì là không thể
Bây giờ, khi mà thời của tiếng anh đã đến, khắp nơi nơi đều thấy các trung tâm dạy tiếng anh mọc lên như nấm sau mưa, mọi công việc đều liên quan đến tiếng anh, một vấn đề mới là làm thế nào để thành thạo bộ môn mà mình từng dành cả tuổi thanh xuân để chạy trốn.
Ngày xưa chỉ học không thôi còn khó, ngày nay còn bao nhiêu công việc, rồi gia đình, vợ con,… nhiều yếu tố đan xen, vậy làm thế nào để có thể học tiếng anh, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp tiếng anh một cách thành thạo. Thực tế là giờ đây, với sự xuất hiện của mạng internet, sự học tiếng anh, cụ thể là tiếng anh giao tiếp đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bao nhiêu là mẹo, bí kíp được các “thánh” ngôn ngữ chia sẻ, các nhóm chat bằng tiếng anh, hay thậm chí là bạn có thể nói chuyện trực tiếp với người nước ngoài qua skype, facebook,… chưa bao giờ tiếng anh lại nhiều và phổ biến như vậy.
Tuy nhiên, việc tiếng anh “bỗng dưng” trở nên phổ cập rộng rãi như vậy vừa là cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, đó là việc bị ngợp bởi sự bao la của tiếng anh, do đã “mất gốc từ lâu” nên nhiều người không biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào. Hơn nữa, việc quá nhiều người biết tiếng anh cũng đặt ra những áp lực nhất định đối với chúng ta, và giờ không còn đơn thuần chỉ là áp lực về điểm số, thi cử mà còn là áp lực về “cơm áo gạo tiền”, cạnh tranh chỗ làm việc, ai có bằng tiếng anh, nói tiếng anh giỏi đương nhiên chiếm lợi thế hơn những người còn lại. Cứ thế, việc học tiếng anh giao tiếp đã khó lại càng trở thành “hòn đá tảng” không dễ để vượt qua. Vậy chúng ta bắt đầu từ đâu đây?.
a) Xác định mục tiêu rõ ràng
Chắc chắn rồi, ai cũng sẽ khuyên bạn điều này, bởi vì học mà không biết học để làm gì thì sẽ chẳng có chút động lực hay trách nhiệm với việc học của mình được. Nếu xác định học tiếng anh giao tiếp, bạn cần phải xây dựng một lộ trình thiên nhiều về luyện tập kỹ năng nghe, nói, thành thạo bảng ngữ âm, học phát âm giống như người bản xứ,…đại loại như vậy, và nhớ là gắn thêm một mục tiêu hết sức cụ thể, ví dụ như “Vì một tương lai shopping không nhìn giá”, “lương hai con số”,…để có thêm nguồn động lực học tiếng anh vô tận.
b) Bắt đầu “cày” thôi
Thực ra học tiếng anh, đặc biệt là tiếng anh giao tiếp không hề khó, chẳng qua là bạn chưa tìm được phương pháp phù hợp cũng như chưa trú tâm vào học bộ môn này thôi. Học tiếng anh giao tiếp thì chủ yếu cần sự chăm chỉ, cần cù và luyện tập để rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác tiếng Anh, bạn có thể tập bằng một cách vô cùng đơn giản đến nỗi bạn cũng không thể ngờ.
Mỗi ngày bạn có thể viết nhật ký hoạt động của bạn một ngày đầu tiên, bạn có thể viết vài câu ngắn sau đó tập dần dần viết nhiều câu dài hơn một chút và dần dần sẽ tập thành một thói quen tốt trong việc diễn đạt lưu loát. Có thể lúc đầu bạn viết sai nhiều, bạn sẽ nhờ giáo viên hoặc những người giỏi tiếng Anh sửa. Dần dần bạn sẽ diễn đạt lưu loát và chính xác thôi. Bởi chỉ có luyện tập thường xuyên, bạn mới có thể biến tiếng anh thành thói quen, thành hơi thở của bản thân.
Bài viết liên quan
Để giảm bớt gánh nặng học phí trường quốc tế, phụ huynh có thể xem xét một số giải pháp tài chính linh hoạt. Việc lựa chọn trường quốc tế là quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tương lai của con, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi một khoản đầu tư tài chính không nhỏ từ gia đình. Vì vậy, ba mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng các phương án tài chính sao cho vừa đảm bảo chất lượng giáo dục tốt nhất cho con, vừa giảm bớt áp lực tài chính cho gia đình.
Việc lựa chọn trường mầm non song ngữ quận 2 đang là xu hướng của nhiều phụ huynh muốn con phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh từ sớm. Các chương trình song ngữ không chỉ giúp trẻ tiếp xúc tự nhiên với tiếng Anh mà còn xây dựng nền tảng kỹ năng giao tiếp toàn diện. Từ việc lắng nghe, bày tỏ cảm xúc đến hiểu ý nghĩa của từng ngôn từ, trẻ sẽ học cách diễn đạt một cách tự tin và linh hoạt, sẵn sàng cho những hành trình học tập và khám phá sau này.
Học phí các trường mầm non tại TPHCM là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của phụ huynh khi chọn trường cho trẻ. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thông tin này không phải lúc nào cũng đơn giản. Dưới đây là các phương pháp hữu ích giúp bạn cập nhật học phí một cách nhanh chóng và chính xác.
Cập nhật điểm chuẩn Đại học Hùng Vương TP.HCM theo các phương thức xét tuyển: THPT, học bạ, ĐGNL, tuyển thẳng. Xem ngay để chọn phương thức phù hợp!
Tìm hiểu các yếu tố quyết định điểm chuẩn Đại học Hùng Vương TP.HCM (DHV) như số lượng thí sinh, đề thi, phương thức xét tuyển và xu hướng ngành nghề.
Trong bối cảnh giáo dục đại học ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi chất lượng cao, Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM (DHV) đã khẳng định vị thế của mình như một cơ sở đào tạo uy tín tại Việt Nam. Với việc 03 chương trình đào tạo chính thức đạt chứng nhận kiểm định chất lượng từ CEA-AVU&C (Hiệp hội Đánh giá và Công nhận Chất lượng Giáo dục Quốc tế), DHV không chỉ chứng minh cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn mang đến cơ hội phát triển vượt bậc cho sinh viên trong môi trường học thuật chuyên nghiệp và hiện đại. Bài viết này sẽ đi sâu vào ý nghĩa của thành tựu này, những nỗ lực của nhà trường, và lợi ích mà sinh viên cùng cộng đồng nhận được từ sự kiện đáng tự hào này.
Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh (DHV) là một trong những cơ sở giáo dục đại học uy tín, cung cấp đa dạng các chương trình đào tạo chất lượng cao. Hằng năm, thông tin về điểm chuẩn của trường luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các thí sinh và phụ huynh. Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về điểm chuẩn của DHV trong các năm gần đây, giúp thí sinh có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ tuyển sinh sắp tới.
Bạn đang tìm kiếm những ngành có điểm chuẩn cao nhất tại Đại học Hùng Vương TP.HCM (DHV)? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các ngành hot, mức điểm chuẩn, cơ hội nghề nghiệp và lời khuyên giúp bạn lựa chọn ngành học phù hợp.
Tìm hiểu những lợi thế khi học tại Đại học Hùng Vương TP.HCM (DHV): chương trình thực tiễn, giảng viên chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại, cơ hội việc làm cao!
Khám phá cơ sở vật chất hiện đại và môi trường học tập năng động tại DHV, nơi mang đến trải nghiệm giáo dục chất lượng cao và cơ hội phát triển toàn diện.