Trẻ em sinh ra trong một xã hội phát triển rộng rãi thông tin kỹ thuật số, đang trở thành mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ. Phụ huynh mong con tránh xa với những nguồn tin xấu gây ảnh hưởng tiêu cực hay tệ hơn là hậu quả tâm lý sau này, vì vậy việc trang bị những kỹ năng sống là vô cùng cần thiết với các bé: kỹ năng phòng vệ, chọn lọc thông tin và hiểu đúng luôn là vấn đề đáng được quan tâm. Vậy các bài học kỹ năng sống nào là quan trọng? Vì sao nó trở thành nền tảng hình thành nhân cách trẻ trong tương lai? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Vì sao kỹ năng sống trở thành nền tảng hình thành nhân cách trẻ trong tương lai?
Khi cha mẹ đã trang bị đầy đủ cho con các kiến thức vững chắc về tư duy, lối sống, đạo đức, văn hóa, nhân ái và cách tự bảo vệ mình, thì việc ép buộc các em phải nghe lời không cần thiết xảy ra.
Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy tự do vui chơi mà còn giúp trẻ thấm nhuần thái độ tôn trọng đối với người lớn. Nếu các em có kỹ năng của riêng mình, các em có thể phán đoán đúng sai, biết nên làm gì, biết tránh những hiểm nguy và tự bảo vệ bản thân mình.
Kỹ năng sống và nền tảng nhân cách tương lai cho trẻ
Cha mẹ nên sử dụng các bài học kỹ năng sống để giáo dục, rèn luyện con trẻ. Không dùng những biện pháp tiêu cực để phê phán, khiển trách, ép buộc các em, vừa không đem lại kết quả giáo dục tốt mà còn hình thành nên sự oán giận, trốn tránh, nói dối vô cớ từ trẻ. Trẻ tìm mọi cách che giấu để tham gia vào các hành vi xấu, nơi mà chúng tin rằng đang thỏa mãn sự tự do và hạnh phúc nhất thời.
Vì vậy, rèn luyện kỹ năng sống còn là nền tảng để hình thành nhân cách tốt hơn trong tương lai. Vậy những bài học kỹ năng sống cho trẻ nào là quan trọng?
Các bài học kỹ năng sống cho trẻ mà bậc phụ huynh phải trau dồi từ sớm
Kỹ năng lựa chọn thông tin, nhìn nhận vấn đề
Trẻ em với kỹ năng này có thể sàng lọc những luồng thông tin trực tuyến tràn lan ngày nay và lựa chọn cho mình chủ đề xem phù hợp, bao gồm các thông tin chưa kiểm chứng từ người lạ không đáng tin cậy, hoặc các luồng thông tin có khả năng gây hại xung quanh trẻ. Các em sẽ nhận thấy những điều xấu cần tránh cũng như thông tin tốt để dựa vào học hỏi.
Khả năng quan sát, đánh giá, nhận thức các sự kiện, vấn đề xung quanh
Khả năng này giúp trẻ rất nhiều trong việc nhận biết tình huống và đưa ra biện pháp xử lý khi gặp phải những vấn đề rắc rối, nguy hiểm hay khó khăn. Trẻ em không chỉ trở nên nhanh nhẹn và thông minh hơn về mọi mặt, mà còn trở nên thông thạo trong việc hiểu các hành vi văn hóa xã hội cơ bản.
Các bài học kỹ năng sống được giảng dạy tại VAS
Biết quan tâm, yêu thương, chăm sóc người khác
Học kỹ năng quan tâm, yêu thương là hình thức giúp trẻ nhìn nhận thế giới rõ ràng nhất. Trau dồi đạo đức về lòng nhân ái, chia sẻ, đồng cảm là phương pháp tác động mạnh mẽ đến tư duy nhận thức của trẻ. Trẻ biết cách quan tâm, biết đặt câu hỏi, biết yêu thương các sinh vật và sự vật xung quanh, biết thấu hiểu, cảm thông cho người khác. Trẻ biết kính trọng gia đình, lễ phép, vị tha với mọi người.
Buổi ngoại khóa san sẻ cùng trẻ em vùng xa tại VAS
Kỹ năng kiểm soát chi tiêu cá nhân, bỏ tiết kiệm
Những em bé có khả năng này sẽ thấu hiểu được giá trị của đồng tiền và trân trọng công sức lao động của cha mẹ mình. Trẻ biết dùng tiền tiết kiệm và mua những thứ mình cần hơn là mình thích. Điều này vô hình chung tạo nên những thói quen, suy nghĩ và kế hoạch tốt.
Khi bé học được tính tiết kiệm, lúc bé thích món đồ chơi nào đó, bé sẽ dành dụm bằng tiền tiêu vặt hàng ngày để mua, bé sẽ ngừng đòi hỏi, từ đó học được tính kiên trì và cố gắng để giành lấy.
Trường VAS tận tâm giảng dạy các bài học kỹ năng sống cho trẻ.
Chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ – Hệ thống Trường Quốc tế VAS là nơi đáng tin cậy để các bậc cha mẹ gửi gắm con em mình. Cùng phương pháp giảng dạy tiên tiến, niềm vui của trẻ thơ là ưu tiên hàng đầu cũng như luôn tin rằng mỗi em bé đều có những tài năng bẩm sinh cần được dẫn dắt, tiếp thu, phát huy và phát triển đúng hướng.
Các chương trình ngoại khóa để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ bao gồm: các hoạt động trong giờ thiên về thể thao và nghệ thuật như bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bơi lội, các câu lạc bộ thủ công, âm nhạc, nhảy múa, phim ảnh, các trò chơi trí tuệ như cờ tướng, cờ vua, khoa học. Cùng các hoạt động ngoài giờ như: bơi lội, nấu ăn, leo núi, yoga.
Kết hợp với các buổi dã ngoại thực hành: thăm nông trại, trồng rau, tham quan di tích lịch sử, môi trường tự nhiên. Đồng thời tổ chức các cuộc thi tài năng để các bé trải nghiệm cạnh tranh, cố gắng phát triển, và phấn đấu nỗ lực.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên, các bậc cha mẹ có thể hiểu được tầm quan trọng của các bài học kỹ năng sống cho bé. Mong rằng mọi trẻ em đều có thể được phát triển tốt trong xã hội của chúng ta.
>>> Xem thêm: Học phí trường quốc tế Việt Úc cao nhất gồm các khoản phí nào?