Hiện nay trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh từ rất sơm tuy nhiên không phải tất cả những đứa trẻ đều được học tiếng Anh từ mầm non. Do vậy, chương trình học tiếng Anh cho học sinh THCS với các em là không giống nhau. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu lộ trình học tiếng Anh phù hợp với những em đã được học tiếng Anh từ trước.
1. Học tiếng Anh theo chủ đề
Chắc hẳn từ bậc tiểu học các em đã được tiếp xúc với tiếng Anh qua các chủ đề quen thuộc, tùy từng chương trình học ở cấp 1 khác nhau mà lên tới bậc THCS sẽ có cách học nối tiếp. Các em có thể học bổ sung, vừa học cái mới, vừa học lại những kiến thức cũ. Việc học tiếng Anh theo từng chủ đề sẽ giúp các em dễ học và nhớ lâu hơn.
Học theo chủ đề ngang
Theo cách học này, các em sẽ tổng hợp kiến thức theo chủ đề lớn chính là Từ vựng, Ngữ âm và Ngữ pháp. Cách thức tổng hợp này có thể giúp tiết kiệm thời gian, tổng hợp được toàn bộ và khái quát nhất những gì cần học. Tuy nhiên phương pháp học này lại tốn nhiều công sức hơn trong quá trình ôn tập lại.
Học theo chủ đề dọc
Phương pháp này như đã nói từ đầu, các em sẽ học theo chủ đề từ các vấn đề quen thuộc trong cuộc sống. Trong mỗi chủ đề sẽ tổng hợp kiến thức, bao gồm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Để tiện hơn nữa, học sinh có thể nhóm các chủ đề tương hợp vào trong một chủ đề lớn. Cụ thể, với các chủ đề như School, Greetings, Sports and Pastimes, Family, Activities and Seasons…
Phương pháp học theo chủ đề được áp dụng trong giáo trình tiếng Anh nổi tiếng thế giới. Và thông qua việc học theo chủ đề thì các em cũng có thể học thêm được những câu giao tiếp Tiếng Anh cơ bản. Là những câu nói được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động thông dụng hàng ngày.
Học tiếng Anh qua chủ đề trên lớp, sau đó các em có thể ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, qua đó sẽ giúp quá trình giao tiếp trở nên tốt hơn. Cách phản xạ và vận dụng tiếng Anh vào cuộc sống từ đó cũng trôi chảy hơn.
2. Có nên học kết hợp nghe – nói- đọc- viết
Đây là cách học không còn xa lạ hiện nay, tuy nhiên có phải cứ học như vậy là tốt.Với những học sinh từ vựng chưa tốt, chưa nhiều, ngữ pháp còn yếu thì điều quan trọng lúc đầu nên bổ sung lượng từ vựng, ngữ pháp phù hợp với trình độ nhất định.
Giai đoạn đầu khi học, các em có thể học từ vựng theo từng chủ đề tương ứng với các dạng ngữ pháp như trên. Từ đó các em sẽ biết cách ghép thành các câu hoàn chỉnh, khi ghép được câu sẽ học nói dần. Nhiều em sẽ cảm thấy quá trình học này sẽ khó, rất nhanh nản, nhưng khi có một lượng từ vựng nhất định và ngữ pháp tốt sẽ giúp các em nghe và nói tốt hơn.
Chẳng hạn để nghe tốt thì cần phát âm chuẩn, cần biết từ vựng đó nghĩa là gì. Có thể không nghe được chính xác tất cả nhưng các em cũng cần nghe được những từ keyword (từ khóa) để từ đó hiểu được nghĩa của câu.
Khi từ vựng đã khá ổn, ngữ pháp tốt thì việc học nói và viết sẽ trở nên dễ dàng hơn. Không có bước nào tắt để nói tốt ngay từ đầu, những đứa trẻ học nghe cũng được tiếp xúc với từ vựng đơn lẻ, bởi vậy các em và phụ huynh cũng cần kiên nhẫn từ những bước đầu tiên.
3. Lộ trình học gắn với từng lớp học
Nếu ở trên là tổng quan và phương pháp chung cho các em bậc THCS thì dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý cụ thể cho từng lớp học.
Với học sinh lớp 6
Đây là giai đoạn quan trọng chuyển giao từ bậc tiểu học đến THCS. Các em sẽ được tiếp cận với môi trường mới, cách học mới. Ngoài việc học trên lớp, học theo chủ đề các em hãy xem thêm các chương trình học trên youtube. Lựa chọn những chương trình phù hợp với khả năng.
Với học sinh lớp 7
Nếu giai đoạn lớp 6 đã học khá tốt, các em có nền tảng cơ bản thì lúc này các em có thể nâng mức độ thực hành sẽ cao hơn có thể tiếp cận với cả đoạn văn bản, khả năng giao tiếp có thể năng lên ở mức duy trì được một cuộc hội thoại.
Với học sinh lớp 8
Không chỉ nắm vững ngữ pháp, tích lũy được một vốn từ và có thể giao tiếp thành cuộc hội thoại mà còn có kỹ năng tự học để nâng cao trình độ. Bằng cách này học sinh có thể chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và sắp xếp có hệ thống. Giao tiếp được nâng lên ở một mức mới là có thể thảo luận các vấn đề tư duy.
Với học sinh lớp 9
Khoảng thời gian cuối cấp này, kiến thức chủ yếu sẽ ôn tập và củng cố. Lúc này hãy áp dụng vào các bài tập nâng cao, luyện tập phần ngữ âm, cách lên xuống ngữ điệu. Vẫn phải luôn lên kế hoạch học tập cụ thể.
Trên đây là lộ trình học tiếng Anh cho học sinh cấp 2 mà các em và phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng các em sẽ học tiếng Anh ngày càng tốt hơn.
>>>Xem thêm: Tổng hợp lớp học tiếng anh cho người lớn tuổi tốt nhất