Các thống kê cho thấy, có đến hơn 60% các trường hợp học tiếng anh cho biết nghe là kỹ năng khó khăn nhất dù đã áp dụng nhiều phương pháp ôn luyện khác nhau. Vậy luyện nghe tiếng anh giao tiếp dễ gặp những sai lầm nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn vấn đề này.
1. Tiếp cận những tài liệu quá hàn lâm
Nếu bạn đang làm người luyện nghe tiếng anh giao tiếp cơ bản mà lựa chọn tài liệu nghe quá hàn lâm, tính học thuật cao để thử sức mình thì sẽ là một trong những sai lầm cơ bản. Đây là chủ đề mang tính chất khô khan, thiếu tính ứng dụng cũng là một trong những cách nhanh nhất để “giết chết” lòng kiên nhẫn của bạn với việc học tiếng anh.
2. Luyện nghe tiếng anh không đều đặn
Để giỏi một kỹ năng bạn cần đến 8000 – 10000 giờ thực hành đều đặn, do đó luyện nghe tiếng anh không được lặp lại thường xuyên mỗi ngày, mỗi tuần là nguyên nhân khiến dù bạn đã cố gắng nỗ lực rất nhiều nhưng không đạt kết quả cao.
Lời khuyên ở đây là bạn nên dành 30 phút mỗi ngày trong nhiều tuần để luyện tập sẽ hiệu quả hơn việc dành đến 5 – 6 tiếng để nghe tiếng anh giao tiếp nhưng chỉ thực hiện có 1 lần/tháng. Hãy thay đổi nếu bạn đang trong tình trạng này nhé.
3. Cố gắng nghe từng từ
Nghe từng từ mới hiểu được cả câu? Có lẽ đây là suy nghĩ sai lầm khiến việc học của bạn gặp phải khó khăn, tạo thành áp lực cho bạn khi học. Khi nghe bạn gặp phải một từ mới mà dừng lại quá lâu thì có nguy cơ bạn sẽ bỏ mất một phần nội dung phía sau và thực sự nghe không tốt.
Tốt nhất bạn nên nghe những từ khóa quan trọng có thể mở ra nội dung toàn bài, nếu gặp phải từ vựng mới và không hiểu hãy đánh dấu lại và xem xét trong tình huống để đoán nghĩa trước, sau đó tra từ vựng để so sánh và học từ mới luôn.
4. Không chú ý phát âm, nối âm
Phát âm, nối âm là kỹ năng luyện nghe quan trọng nhưng nhiều người bỏ qua vấn đề này nên trong quá trình giao tiếp khiến người nghe không hiểu, khó hiểu câu mình đang nói. Vì phát âm chuẩn là yếu tố quan trọng để phát triển thêm các kỹ năng khác do đó bạn nên rèn luyện phát âm cho thật chuẩn ngay từ đầu để dễ dàng nhận diện khi gặp lại.
5. Cố gắng dịch sang tiếng việt khi nghe tiếng anh
Khi bắt đầu nghe, không ít trường hợp cố gắng dịch phần nghe sang tiếng Việt, tuy nhiên bạn lại không hiểu càng cố gắng dịch sang tiếng Việt thì càng không thể hiểu được những gì đang được nói. Để làm tốt vấn đề này người dịch phải có trình đồ tiếng anh lẫn tiếng việt rất cao, đồng thời phải thực hành dịch rất nhiều văn bản trước đó. Nếu bạn mới bắt đầu nghe thì không nên làm theo cách này nhé.
6. Ngại thực hành nói
Tâm lý ngại nói, sợ nói, sợ phát âm sai mọi người chê cười nên không ít người không thể tiến bộ khi học tiếng anh giao tiếp dù đã bỏ ra thời gian rất nhiều. Trong quá trình học tiếng anh nếu không có hoạt động nói, giao tiếp sẽ mất đi rất nhiều động lực để nghe tiếng anh tốt. Đây là nguyên nhân khiến bạn luyện tập nghe tiếng anh càng nhiều sẽ dần trở nên mất hiệu quả do không hỗ trợ cho việc giao tiếp.
Hơn nữa, nếu bạn thực hành nói nhiều hơn sẽ giúp não bộ kết hợp nhiều chức năng hơn để có thể tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, và đưa ra phản ứng. Điều này sẽ tạo điều kiện để liên kết thần kinh với việc nghe và nói tiếng anh sẽ chặt chẽ, hiệu quả hơn mỗi ngày.
Luyện nghe tiếng anh là cả một quá trình, không thể giỏi ngay ngày 1 ngày 2 nhưng nếu bạn không rèn luyện, đề ra mục tiêu học tập mỗi ngày thì kỹ năng này mãi mãi khó khăn với bạn. Nếu bạn đang gặp phải những sai lầm như trên hãy thay đổi lại phương pháp học ngay để dễ dàng chinh phục ngôn ngứ mới này nhé.
>>> Xem thêm: Ứng dụng học tiếng anh dành cho các bé thiếu nhi