Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng với những người mới bắt đầu quá trình chinh phục tiếng Anh là nên rèn luyện kỹ năng nghe thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách luyện nghe sao cho hiệu quả, đem lại được kết quả như mong đợi. Các bạn sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng chán nản và bỏ cuộc nếu như học sai cách. Hiểu được nỗi lo lắng và hoang mang đó, trung tâm British Council sẽ đưa ra một vài gợi ý để luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu vô cùng hiệu quả. Đừng học một cách không có hệ thống, kế hoạch, hãy dừng lại ngay và tìm hiểu thật kỹ lưỡng nhé!
Luyện nghe bằng cách nghe hết bài nói
Nên cố gắng nghe toàn bộ bài nói thay vì dừng lại mỗi câu
Việc sai lầm trong cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu là ngay lần đầu tiên nghe một bài tiếng Anh đã quá cố gắng lắng nghe và suy ngẫm từng câu chữ kỹ càng. Do vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng chán nản và muốn bỏ cuộc vì hầu hết là không hiểu gì.
Các bạn cứ làm từ từ, đầu tiên hãy bình tĩnh mở file bài cần nghe lên, sau đó nghe toàn bộ một lượt cả bài. Ở giai đoạn đầu tiên này, bạn chỉ nên tập trung để hiểu rõ những câu hỏi như nói về chủ đề gì, ý chính, ý phụ như thế nào, ví dụ,… Đừng nên quá tập trung mải mê phải hiểu hết nội dung của toàn bài kỹ lưỡng vì ngay cả người nước ngoài họ cũng chẳng thể nghe hiểu hết 100% người trong bài nói gì cả.
Nhược điểm và có thể là điều tối kỵ nhất là vừa nghe vừa dừng lại ở từng câu chữ. Hãy nên cố gắng nắm hết cốt lõi nội dung chính của cả bài khi bài nghe cứ chạy từ đầu đến cuối. Nếu bạn đã cố gắng nghe đi nghe lại nội dung mà vẫn khó khăn trong việc hiểu ý chính thì có lẽ là bài nghe này vượt quá trình độ của bạn. Đừng vội chán nản mà bỏ cuộc, bạn nên tìm bạn khác có chủ đề bạn thích nhưng nghe dễ dàng hơn sẽ tạo cho bạn cảm giác hứng thú muốn tìm hiểu.
Ghi chú lại những nội dung nghe được
Trước khi bước vào bài nghe, bạn hãy chuẩn bị sẵn giấy bút để sẵn. Tiếp đến bạn nên để bài nghe chạy từ đầu đến cuối không nên dừng lại. Trong quá trình nghe, bạn cố gắng note lại nhanh nhất những nội dung chính hoặc những gì mình có thể nghe được. Bước đầu tiên bạn đã phần nào hiểu được cơ bản nội dung của toàn bài rồi thì bước tiếp theo này các bạn ghi chú là để hệ thống lại nội dung của bài nói. Đừng viết cả câu mà mình nghe được vì tốc độ bạn viết bạn sẽ không đuổi kịp bài nói và bỏ qua các nội dung sau. Nên hãy chỉ take note những ý cơ bản nhất chứ đừng cố gắng ghi lại hết tất cả gì nghe được.
Sử dụng bút và sổ ghi chú những gì nghe được
>>>xem thêm: Luyện thi ielts ở đâu tốt để đạt điểm 7.0 trở lên
Ghi chép câu trả lời
Ghi chép lại để kiểm tra lỗi chính tả và khả năng nghe của bản thân
Với bước này, bạn hãy ghi chép câu trả lời bạn nghe được. Mục đích bước này là để kiểm tra lại toàn bộ từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và chi tiết được những gì trong khả năng nghe của bạn. Trong giai đoạn này, bạn có thể được dừng ở mỗi câu hoặc mỗi đoạn và cố gắng ghi chi tiết những gì mà người nói đề cập đến. Nên chú ý các chỗ nối từ, tiếng lóng,… ghi chép làm sao trọn vẹn nhất có thể. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì chắc chắn có đôi chỗ bạn không thể biết được từ đó là gì, thì cứ hãy để trống và nghe đi nghe lại nhiều lần đến khi nghe được hết toàn bộ bài nghe của bạn.
Nghe và kiểm tra lại toàn bài
Nghe đi nghe lại nhiều lần để hoàn thành trọn vẹn bài nghe
Ở bước cuối cùng, nghe lại toàn bộ bài và dò với phần mình đã ghi chép lại. Bạn cần có “transcript” của bài nói. Hãy đọc và so sánh với những gì bạn đã ghi lại ở bước trên để biết được từ nào mình không nghe được, lý do mình nghe sai vì sao. Đây được xem là phần kết thúc, xem kết quả để nhận ra được mình yếu ở chỗ nào: từ vựng, ngữ pháp hãy phát âm. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để thiết lập cho mình kế hoạch học tập phù hợp, quan tâm đến những phần mình còn yếu để cải thiện. Vì thế bạn cũng đừng nên bỏ qua bước khá quan trọng này nhé!
Bài viết trên đây, chúng tôi đã mang đến cho bạn 4 bước làm sao để luyện nghe cho người mới bắt đầu được hiệu quả. Khi bạn đang trong quá trình học ngôn ngữ thì việc cố gắng và kiên trì thôi cũng chưa đủ mà còn phải có một phương pháp khoa học, phù hợp với bản thân thì mới đạt được mục tiêu đề ra. Hy vọng với một số thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao kỹ năng listening của mình, phần nào truyền thêm cho bạn năng lượng tích cực để chinh phục ngôn ngữ này.