Những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ rất mạnh mẽ do đó nên tạo môi trường phù hợp nhất để trẻ được phát huy khả năng đặc biệt các bố mẹ nào đáng hướng con học ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh. Đây chính là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội văn hóa hay các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực về sau. Do đó chương trình giáo dục mầm non về ngôn ngữ cho trẻ là cần rất thiết mà các bậc phụ huynh cần chú trọng.
Vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển của trẻ
Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp quan trọng trong xã hội loài người nhờ đó con người có thể trao đổi kinh nghiệm, nguyện vọng để thực hiện những dự định trong tương lai. Đối với trẻ đây là công cụ tiếp cận với thế giới rộng lớn bên ngoài. Theo chương trình quốc gia, phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các giờ học như nhận biết chữ cái, tập đánh vần, tập đọc,… Từ những đặc điểm ngôn ngữ kết hợp với các phương pháp dạy học trường mầm non Việt – Úc (VAS) đã thiết kế chương trình học riêng cho các bé không chỉ phát triển ngôn ngữ mà gồm nhiều kỹ năng khác. Để hiểu thêm vì sao nên áp dụng các phương pháp này, chúng ta sẽ tìm hiểu ngôn ngữ có tầm quan trọng như thế nào dưới đây
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
Một điều có thể khẳng định rằng không có ngôn ngữ khó có thể giao tiếp hay truyền đạt chính xác. Ngôn ngữ là phương tiện đưa các trẻ hội nhập xã hội. Ở giai đoạn mầm non nhu cầu giao tiếp của trẻ rất lớn và ngôn ngữ chính là công cụ hữu hiệu để bày tỏ nguyện vọng để người lớn quan tâm đến đúng điều trẻ đang cần và phát triển nhân cách.
Ngôn ngữ là công cụ phát triển nhận thức
Ngôn ngữ chính là cơ sở của tư duy trong việc nhận thức với sự vật và hiện tượng. Nếu chỉ cho con xem xét các sự vật mà không diễn đạt bằng từ ngữ, giải thích hay khẳng định kết quả quan sát thì những kiến thức trẻ tiếp thu chỉ là vẻ bên ngoài, không phải cốt lõi bên trong, thậm chí còn sai lệch vấn đề. Trong khi nhận biết hiện tượng, sự vật phải dùng từ ngữ gọi tên chi tiết, đặc điểm, tính chất và công dụng. Từ đó trẻ có thể phân biệt giữa các sự vật. Khi trẻ dần lớn nhu cầu hiểu về các vấn đề xung quanh cũng lớn dần lên không đơn giản chỉ là những gì trẻ nhìn thấy. Nhiều trẻ muốn biết về những điều bố mẹ, ông bà đã và đang làm. Để đáp ứng điều đó không gì tốt hơn thông qua lời kể, hình ảnh.
Khi tích lũy một vốn từ trẻ sử dụng chúng để diễ đạt cảm xúc, bày tỏ suy nghĩ của mình. Có thể hiểu lời chỉ dẫn của bố mẹ, thầy cô từ đó hoạt động trí tuệ hay hành động mới chính xác. Kích thích khả năng nhận thức và hiểu biết của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ dùng ngôn ngữ để bày tỏ nguyện vọng, tình cảm, đặt câu hỏi,…
>>> Xem thêm: Chương trình giáo dục mầm non của trường quốc tế Việt – Úc. Môi trường phát triển nhận thức toàn diện
Ngôn ngữ là công cụ giáo dục đạo đức
Ở lứa tuổi mầm non chính là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách trong con mặc dù bước đầu đã có nhận thức về các quy tắc, chuẩn mực xã hội tuy nhiên để trẻ phát triển đúng đắn cần có có phương pháp cụ thể không chỉ thông qua hành vi hay sự vật trực quan mà phải có ngôn ngữ. Vì có ngôn ngữ trẻ mới biểu đạt được suy nghĩ hay bố mẹ, thầy cô mới truyền đạt được kiến thức và hiểu được con em của mình. Từ đó uốn nắn, giáo dục những hành vi chuẩn mực nhất.
Ngôn ngữ là công cụ giáo dục thẩm mỹ
Ngôn ngữ không chỉ quan trọng trong giáo dục mà còn giúp trẻ cảm nhận cái đẹp, giáo dục trẻ yêu cái đẹp và khả năng tạo ra cái đẹp. Đặc biệt trong các bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa,…
Từ những điều ở trên chúng ta không thể phủ định ngôn ngữ đã góp phần vào quá trình phát triển nhận thức, trí tuệ lẫn thể chất. Sự phát triển chậm về ngôn ngữ dẫn đễn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ do đó bố mẹ nên có lựa chọn đúng đắn trong các chương trình giáo dục mầm non tốt nhất cho trẻ.