Giáo dục là một chặng hành trình dài với nhiều giai đoạn khác nhau chúng ta cần đồng hành cùng bé. Trong đó, mầm non là một trong những giai đoạn tốt nhất để chúng ta giúp bé phát triển tư duy và những kỹ năng khác nhau, đặc biệt là về ngôn ngữ. Vậy thì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có tầm quan trọng như thế nào và có những biện pháp nào để giúp bé phát triển? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Tổng quan về ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Ngôn ngữ cho trẻ mầm non có thể coi là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng nhất trong lứa tuổi mầm non. Sau đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về kỹ năng này.
Ngôn ngữ cho trẻ mầm non là gì?
Ngôn ngữ cho trẻ mầm non là bộ kỹ năng bao gồm nghe, nói, đọc, viết ở mức độ cơ bản trong giai đoạn mầm non của bé. Thông qua kỹ năng này, bé có thể bày tỏ và giao tiếp một cách thuận lợi hơn với thế giới xung quanh.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các tiết học tại trường
Các giai đoạn trong quá trình giúp trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ
Giai đoạn mầm non được xem là giai đoạn “vàng” để bé có thể phát triển và nâng cao khả năng ngôn ngữ. Về cơ bản thì tại lứa tuổi mầm non, quá trình phát triển ngôn ngữ của bé có thể được chia thành những giai đoạn nhỏ như sau:
-
Giai đoạn từ lúc mới sinh – 2 tuổi: Đây còn gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ. Trẻ bắt đầu tiếp xúc với âm thanh, hình ảnh và hình thành kỹ năng ngôn ngữ sơ khai. Sau 1 tuổi, trẻ có thể nghe hiểu và sử dụng những từ vựng đơn giản để giao tiếp với những người thân xung quanh.
-
Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi: Giai đoạn trẻ nhận biết nhiều hơn về các từ vựng phức tạp và có thể sử dụng những câu cú đơn giản, ngắn gọn để bày tỏ mong muốn của bản thân.
-
Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi: Được xem là giai đoạn phát triển ngôn ngữ phức tạp. Trẻ tiếp tục mở rộng vốn từ vựng của mình, sử dụng được những câu dài hơn và hình thành được những đoạn đối thoại khá mạch lạc với mọi người xung quanh.
Tầm quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Phát triển ngôn ngữ trong lứa tuổi mầm non tạo điều kiện để bé có thể phát triển toàn diện. Cùng điểm qua những lợi ích nổi bật khi phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này cho bé:
-
Giao tiếp hiệu quả: Bé có thể thuận lợi bày tỏ, thể hiện những mong muốn, cảm xúc của mình đến người nghe thông qua kỹ năng ngôn ngữ được rèn luyện từ gia đình và thầy cô.
-
Kích thích não bộ phát triển: Nhờ vào việc rèn luyện ngôn ngữ từ sớm, não bộ của bé sẽ được kích thích phát triển hơn. Từ đó bé sẽ nhanh chóng cải thiện tư duy và học hỏi được những năng sống căn bản khác.
Nâng cao ngôn ngữ giúp bé kích thích não bộ
-
Tăng cường nhận thức với thế giới xung quanh: Nhờ vào việc phát triển bộ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà bé sẽ có được nhận thức nhiều hơn về thế giới xung quan. Điều này cũng giúp kích thích sự tò mò và kỹ năng tìm hiểu của bé, từ đó tạo điều kiện để bé hoàn thiện những kiến thức xã hội đầu tiên.
-
Phát triển năng khiếu nghệ thuật: Âm thanh là một trong những sự vật đầu tiên mà bé được tiếp xúc khi vừa mới sinh ra. Nhờ đó, trong quá trình rèn luyện ngôn ngữ, bé có thể phát triển được những năng khiếu nghệ thuật như thơ ca và âm nhạc.
Những phương pháp hiệu quả giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Đọc sách và kể chuyện cùng bé
Một trong những phương pháp hiệu quả giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là đọc sách và kể chuyện cùng bé. Qua việc lắng nghe những câu chuyện từ ba mẹ, bé sẽ học hỏi được những từ vựng, cách hình thành câu cũng như kiến thức hoặc nội dung sống mới.
Ba mẹ có thể sưu tầm những câu chuyện về cổ tích, đạo đức, ngụ ngôn để kể cho bé nghe trước khi đi ngủ vào buổi tối. Sau đó có thể giúp bé nâng cao kỹ năng tổng hợp thông tin bằng cách đặt ra một số câu hỏi nhỏ về nội dung câu chuyện. Khuyến khích bé suy nghĩ những hướng đi khác cho câu chuyện cũng là một cách hiệu quả giúp bé nâng cao sự sáng tạo.
Trẻ được nâng cao vốn từ thông qua những câu chuyện cùng cô giáo
Khuyến khích bé chơi những trò chơi về tư duy
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều những bộ trò chơi cho các giai đoạn khác nhau của lứa tuổi mầm non nhằm giúp trẻ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, ba mẹ có thể cho bé chơi những trò chơi về âm thanh, đây cũng là cách giúp bé trau dồi những năng khiếu về nghệ thuật.
Tạo điều kiện tiếp xúc với một ngôn ngữ thứ hai cho bé
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bé tiếp xúc với ngôn ngữ càng sớm thì khả năng tiếp thu ngôn ngữ đó càng hiệu quả và thuận lợi hơn. Đặc biệt, việc tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ trong giai đoạn này sẽ hình thành cho bé tư duy linh hoạt, nhạy bén hơn.
Trong thời đại mà ngôn ngữ nước ngoài ngày càng được chú trọng, tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ từ nhỏ sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của bé.
>>> Xem thêm: Top 11 cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non hiệu quả
Kết luận
Khả năng ngôn ngữ tốt có thể xem là tiền đề quan trọng cho sự phát triển và thành công trong tương lai. Đó là lý do vì sao phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn này. Là những người chăm sóc và đồng hành cùng bé, hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản cũng như cách giúp bé rèn luyện nhiều hơn nhé!