March 29, 2024 Nâng Cao Trình Độ Ngoại Ngữ Cho Bạn

Tạo nhiều việc làm tại Đồng Nai – Nâng cao thu nhập cho người lao động

Phấn đấu có đủ việc làm cho người lao động, nhất là lao động trí tuệ, là vấn đề

lớn và quan trọng đối với mọi địa phương trong vùng. Vấn đề này càng trở lên cấp thiết không chỉ đối với Đồng Nai mà còn đối với nước ta, một nước có nền sản xuất còn lạc hậu, tổng sản phẩm vào loại rất thấp, lực lượng lao động thường trực ngày càng đông đảo, lại bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, chính sách lao động và việc làm phải hướng vào việc khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả để khai thác những lợi thế của nguồn nhân lực Tỉnh với quan điểm là bảo đảm và tạo điều kiện cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. Điều này đòi hỏi phải xã hội hoá việc làm, đồng thời Tỉnh phải tạo môi trường, điều kiện thuận lợi về pháp lý, kinh tế, xã hội để người lao động bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm tại Đồng Nai

Trước hết, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần là điều kiện

tiên quyết để giải quyết việc làm

Đây là chính sách giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy sức mạnh toàn

dân, điều này đã được minh chứng rõ từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới. Trong những năm qua, hoạt động của khu vực ngoài nhà nước không chỉ góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh mà trong thực tế còn tạo ra hầu hết việc làm cho xã hội. Hiện tại số lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh chiếm phần lớn tổng số lao động. Do vậy, cần tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Đặc biệt quan tâm tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Tuy Đồng Nai chuyển dịch mạnh mẽ sang khu vực kinh tế hiện đại nhưng số lao

động nông nghiệp, nông thôn còn không nhỏ, đất canh tác lại quá thấp nên tình trạng phổ biến của lao động nông thôn là thiếu việc làm, tỷ suất sử dụng sức lao động thấp. Vì vậy, vấn đề lao động, việc làm, sử dụng có hiệu quả bộ phận lao động xã hội này trở nên cấp bách, nó không chỉ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế khu vực nông

 

 

nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, mà còn có ý nghĩa lớn lao về phương diện chính

trị, xã hội của tỉnh.

Cần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, từ đó làm biến đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần số hộ thuần nông, tăng tỷ lệ hộ phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế hộ gia đình vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản tổ chức sản xuất kinh doanh, thu hút lao động, do đó cần có chính sách phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình. Khuyến khích các hình thức tổ chức sản xuất quy mô lớn theo kiểu trang trại và tạo lập môi trường kinh tế, xã hội và luật pháp thuận lợi cho nó phát triển.

Chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế, kỹ thuật và xã hội ở nông thôn, đó là tiền đề tất yếu để phát triển sản xuất, nhờ đó tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho nông dân.

Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động với nhiều hình thức, trên cơ sở bảo vệ lợi ích người lao động, đặt trong chiến lược phát triển KT – XH. Xuất khẩu lao động không chỉ là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho cá nhân và đất nước, mà nó còn là con đường để đào tạo nguồn nhân lực.

Đối với Ban quản lý và các doanh nghiệp trong các KCN của Tỉnh. Cần nhanh chóng kết hợp với các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương để mở thêm các trường, trung tâm đào tạo nghề tại KCN nhằm đào tạo trực tiếp công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Mặt khác, xúc tiến việc hình thành các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Ban quản lý KCN nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động tuyển dụng lao động. Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận với các cơ sở đào tạo nghề, với Ban quản lý KCN để kết hợp mở các khóa đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các KCN của Tỉnh đã và đang là nhu cầu cấp bách, là nhân tố then chốt đối với sự hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng và hiệu quả hoạt động của các KCN nói chung trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang phụ hồi mạnh mẽ. Để đáp ứng tốt nhu cầu

 

71

 

này, không những cần sự cố gắng, nỗ lực của các cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý nhà

nước ở Trung ương và địa phương, của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN mà còn cần có sự ủng hộ của người dân trong Tỉnh, cũng như cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực.

 

Related Posts

Đặc điểm thị trường giao dịch việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

October 22, 2018

October 22, 2018

Thị trường giao dịch việc làm ở Việt Nam ra đời chủ yếu để đáp ứng nhu cầu việc làm...

Hoàn thành việc sắp xếp lại hệ thống Trung tâm việc làm trên cả nước

October 22, 2018

October 22, 2018

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả...

Trung tâm giới thiệu việc làm tư

October 22, 2018

October 22, 2018

Năm 1997 trong công ước số 181 của ILO đã thừa nhận sự có mặt của loại hình Trung tâm...

Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước ta

October 22, 2018

October 22, 2018

Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, tình hình kinh tế – xã hội nước ta còn rất nhiều...

BÍ QUYẾT TÌM VIỆC LÀM CỦA CHELSEA TEGAN

October 22, 2018

October 22, 2018

• Tổ hợp FME: Mạng lưới các mối quan hệ x. hội, phân tích đối thủ cạnh tranh, hồ sơ...