Mô hình học stem cho trẻ mầm non ngày càng được nhiều trường đưa vào giảng dạy vì tính thực tiễn cũng như khả năng thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Để phát huy tính hiệu quả của chương trình này, những hoạt động kích thích sự tò mò, thích thú của trẻ là vô cùng cần thiết. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ top hoạt động có thể lồng ghép vào chương trình học stem cho các em mầm non.
1. Hoạt động học đếm bằng những vật dụng gần gũi
Đếm số là một trong những nền tảng cơ bản mà trẻ cần được học nhuần nhuyễn và thành thạo khi tiếp xúc với môi trường toán học. Việc giúp trẻ học đếm ở những giai đoạn đầu đời không những kích thích tư duy, rèn luyện não bộ cho trẻ mà còn tạo cho trẻ bước đệm vững chắc để được phát triển toàn diện.
Các em ban đầu học đếm sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc sử dụng những món đồ gần gũi với trẻ như ống hút, que đếm, quả cam, đếm đồ chơi,… có thể giúp quá trình tiếp thu những con số trở nên dễ dàng hơn.
Để thiết kế hoạt động này, giáo viên có thể chuẩn bị những cốc nhựa có dán tem chứa số lên đó. Tiếp đến, hãy yêu cầu các em sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé, cũng như yêu cầu các em lựa chọn những cốc có con số bất kỳ và đọc to lên con số đó.
Đếm số là hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả
2. Hoạt động lập trình khối
“Chơi mà học, học mà chơi” luôn là mô hình học tập hiệu quả giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và khám phá kiến thức. Thông qua hoạt động này, trẻ không những biết được hình thái của những vật thế, những khối hình học, mà còn học được cách định vị phương hướng.
Ở hoạt động stem này, giáo viên có thể in những tấm hình mê cung mà yêu cầu trẻ tìm đường thoát khỏi mê cung. Hoạt động này giúp trẻ không những biết được khái niệm cơ bản, hình dáng mê cung mà còn giúp trẻ xác định phương hướng, rèn luyện khả năng kiên nhẫn khi thử nhiều lựa chọn và lối đi khác nhau để tìm được đích đến.
Ngoài ra, những khối hình lắp ráp LEGO giúp trẻ nhận dạng những hình thái, kích thước khác nhau của vật thể. Hơn nữa, hoạt động này còn giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo khi có thể tạo ra những vật thể bất kỳ dù đó là có chủ đích hay chỉ là sự ngẫu nhiên.
Hoạt động lập trình khối kích thích tư duy
3. Hoạt động trộn dầu và nước
Đây là hoạt động stem nâng cao giúp trẻ có khả năng liên hệ với trải nghiệm thực tế.
Để thiết kế hoạt động này, những vật dụng chuẩn bị rất đơn giản bao gồm dầu ăn, nước, và một cốc nhựa trong suốt. Ở hoạt động này, người thực hiện chỉ cần trộn dầu với nước và sau đó cho các em quan sát hiện tượng và lý giải. Sau đó, giáo viên có thể bỏ thêm nhiều vật dụng khác nhau vào cốc như muỗng, lông vũ,…
Thông qua hoạt động này, giáo viên có thể đặt những câu hỏi cho các em như sau:
-
Tại sao dầu và nước không hoà tan vào nhau?
-
Tại sao dầu lại nằm ở lớp trên mà không phải nước?
-
Tại sao vật này lại nổi trên bề mặt trong khi vật kia lại chìm?
-
Làm cách nào để loại bỏ phần dầu dính trên những vật thể đó?
Ngoài ra, hoạt động này là một dịp tốt để giáo viên giáo viên cung cấp cho các em kiến thức về tác động của việc tràn dầu với môi trường biển cũng như cách để bảo vệ môi trường biển và môi trường sống xung quanh.
4. Hoạt động đảo ngược hướng mũi tên
Đây là một hoạt động stem có cách thiết kế vô cùng đơn giản, chỉ với cốc nước, giấy và bút. Đầu tiên, bạn vẽ mũi tên hướng về một phía (chẳng hạn bên phải), sau đó đặt tờ giấy vào tường và đặt cốc nước không phía trước và cho trẻ quan sát. Sau khi trẻ quan sát xong thì đổ nước vào cốc và cho trẻ quan sát chiều của mũi tên lần nữa.
Hoạt động này giúp trẻ trả lời những câu hỏi:
-
Chiều của mũi tên khi viết lên tờ giấy
-
Chiều của mũi tên khi đặt tờ giấy sau cố nước (khi có nước và không có nước) có gì khác nhau hay không?
-
Tại sao lại có những hiện tượng như vậy?
Với hoạt động stem này, các em sẽ được mở mang và tiếp thu kiến thức khoa học trong lĩnh vực vật lý. Các em sẽ được hiểu một cách đơn giản và khái quát về nguyên nhân của hiện tượng này (chứ không phải là do ma thuật nào đó).
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng hoạt động này để cung cấp kiến thức cho các em về nguồn nước, về công dụng và tính chất của nó, từ đó giáo dục các em ý thức tiết kiệm nguồn nước cũng như cách bảo vệ môi trường ao, biển, sông, hồ.
Thí nghiệm đảo ngược hướng mũi tên
Trên đây là những hoạt động thực tế, vui vẻ, và dễ thiết kế để giáo viên cũng như phụ huynh có thể dễ dàng lồng ghép vào chương trình học stem cho trẻ mầm non. Đây cũng là cách giúp các thầy cô cũng như phụ huynh cung cấp kiến thức cho các em một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.