Phụ huynh cần hết sức cẩn trọng trong việc dạy một ngôn ngữ mới cho trẻ khi tiếng mẹ đẻ của trẻ vẫn còn chưa thật lưu loát. Việc dạy sai phương pháp có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Tiếng Anh cấp 1 là một bước khởi đầu quan trọng để trẻ có thể học tiếng Anh ở những giai đoạn sau. Tuy nhiên, sau một thời gian học, con bạn có những biểu hiện bất thường sau đây hãy nghi ngờ rằng trẻ đã bị rối loạn ngôn ngữ:
- Thích nói tiếng Anh những chỉ nói những chữ rời rạc hoăc nói những câu tự phát không đúng với hoàn cảnh thực tế.
- Chỉ lặp lại, nhại lại mà không hiểu được vấn đề, sự vật- hiện tượng mà mình đang nói.
- Sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp. Khi bạn hỏi lại “Tiếng Việt gọi đó là gì?”- trẻ không thể tìm được một từ thích hợp để giải thích.
- Tỏ thái độ bực dọc khi có người bắt trẻ phải nói tiếng Việt- Vì trẻ không biết phải nói như thế nào.
Khi cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh, phụ huynh cần quan sát kỹ thói quen sử dụng tiếng Anh của trẻ để có thể có những phát hiện và can thiệp kịp thời. Trên đây chỉ là những biểu hiện thường gặp. Tùy và thực tế tiếp xúc với tiếng Anh của mỗi trẻ, sẽ có những biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện này có khi rõ ràng có khi mờ nhạt. Chính vì thế, không bao giờ bỏ lơi chuyện học tiếng Anh của trẻ.
Nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ từ rất sớm. Các chuyên gia cho rằng, trị liệu cho trẻ dưới 03 tuổi là dễ dàng nhất. Khi con đã qua tuổi này và bắt đầu tiếp xúc với chương trình tiếng Anh cấp 1 như một môn học bắt buộc, trẻ rất khó thay đổi thói quen này. Từ đó dẫn đến việc tiếng Việt không rành mà tiếng Anh thì cũng chỉ bập bẹ.
>>> Tìm hiểu thêm: Phương pháp học tiếng Anh lớp 3 cho trẻ
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loại ngôn ngữ
Vì tiếng Anh cấp 1 là một môn học mới lạ với con nên phụ huynh đã ép con mình phải học quá nhiều. Đây cũng là là tâm lý chung của rất nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, mỗi trẻ có một năng lực học ngoại ngữ khác nhau. Không thể bắt ép có phải học thật giỏi giống bạn. Việc ép buộc và kì vọng quá nhiều ở trẻ dẫn đến tình trạng trẻ rất lo sợ và buộc lòng phải bật ra những câu nói tiếng Anh có khi là vô thức để đáp lại yêu cầu của phu huynh. Dần dần, thói quen đó làm trẻ mất đi tính tự chủ khi học và sử dụng tiếng Anh.
Sinh ra trong gia đình nói hai hay nhiều thứ tiếng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Chính vì tiếp xúc các thứ tiếng quá nhanh cùng một lúc nên trẻ sẽ mặc định tất cả đều chung một ngôn ngữ. Não trẻ sẽ tự động tiếp nhận thông tin theo hướng chỉ ghi nhớ một tiếng mà khổng hiểu rằng, cùng một sự vật, hiện tượng vừa có tiếng Anh và vừa có cả tiếng Việt để biệu thị. Có thể hiểu nôm na rằng, đây là cách trẻ học tên của sự vật hiện tượng. Chẳng hạn, khi thấy một bông hoa, trẻ chỉ biết rằng “tên” gọi của nó là “flower” mà thôi.
Việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều cũng có thể gây ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Rất nhiều phụ huynh cảm thấy tự hào khi con mình có thể hát theo những bài hát tiếng Anh trên điện thoại. Phải chắc chắc rằng, trẻ hiểu được ý nghĩa của bài hát chứ không phải là “sao chụp” lại thông tin.
3. Một số phương pháp dạy tiếng Anh cấp 1 đúng cách
Để trẻ có thể học tốt tiếng Anh cấp 1 mà không bị rối loạn ngôn ngữ, cả giáo viên và phụ huynh phải nhớ rằng không được quên đi nhiệm vụ quan trọng của tiếng mẹ đẻ. Chỉ khi trẻ thật hiểu tiếng mẹ đẻ thì việc học các ngoại ngữ khác mới thành công.
Không nên nhồi nhét kiến thức cho trẻ. Phụ huynh và giáo viên phải tạo tâm lý thoải mái nhất để trẻ có thể học tiếng Anh với tất cả sự say mê của mình chứ không phải học để trả bài, học “sao chụp”.
Với chương trình tiếng Anh lớp 1 hiện nay, có rất nhiều phương pháp để giúp trẻ học tiếng Anh đúng cách, một trong số đó là dạy trẻ thông qua ngữ cảnh thực tế. Hãy đặt ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ. Chẳng hạn với từ vựng, hãy dạy trẻ thông qua hình ảnh với sự kết hợp luân phiên giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Bạn hoàn toàn có thể hỏi trẻ “Bông hoa tiếng Anh là gì?” và ngược lại “Flower” là gì vậy các con. Chính quá trình học song ngữ thông qua hình ảnh giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và phân biệt.
Khi dạy những mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cũng vậy. Hãy đặt ra những tình huống trong những ngữ cảnh cụ thể để trẻ hiểu được mình đang nói gì. Nói một cách có chủ đích giúp trẻ tránh được tình trạng nói những chữ, những câu tiếng Anh vô nghĩa.
Học tiếng Anh qua những bài hát vui nhộn cũng chính là cách học hiệu quả. Tuy nhiên, hãy khuyến khích trẻ vừa hát vừa diễn tả lại bài hát. Hoặc để chắc chắn hơn, bạn có thể hỏi trẻ bài hát này nói về điều gì. Khi trẻ giải thích được bằng tiếng Việt, bạn có thể yên tâm rằng con mình không gặp rắc rối về ngôn ngữ. Nếu trẻ cố giải thích cho bạn bằng ngôn ngữ Anh- Việt lẫn lộn, bạn cũng cần phải hết sức bình tĩnh. Đừng nóng vội kết luận rằng con mình bị rối loạn ngôn ngữ. Hãy yêu cầu trẻ giải thích những từ mà chúng nói bằng tiếng Anh có nghĩa là gì. Khi con giải thích được thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Việc nói tiếng Anh và tiếng Việt lẫn lộn chỉ là do thói quen của trẻ. Vì thế hãy phân định rạch ròi để trẻ hiểu và có thể sử dụng riêng từng ngôn ngữ.
>>>> Xem thêm tiếng anh dành cho học sinh cấp 1